Chương trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh

Chương trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh

Chương trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh

Ngày đăng: 31/07/2021

Đất nông nghiệp cằn cỗi, năng suất thấp, đe doạ an ninh lương thực, canh tác lạc hậu, lạm dụng hoá chất (phân bón, thuốc trừ sâu), không bổ sung chất hữu cơ, các vi sinh vật có ích, làm cạn kiệt, thiếu nguồn hữu cơ trong đất để vi sinh vật sinh trưởng và phát triển tạo ra dinh dưỡng
Theo tính toán của các nhà khoa học đốt 1ha (trung bình 7 tấn rơm rạ) sẽ phát thải 9,1 tấn CO2; 798kg khí CO; 398kg các chất hữu cơ độc hại và 12kg tro bụi. 
Theo các nghiên cứu trong 1 tấn rơm chứa 5-8kg đạm; 1,2kg lân; 20kg kali; 40kg silic và 400kg carbon. Khi đốt đồng các chất hữu cơ trong rơm rạ và trong đất sẽ biến thành chất vô cơ nên tro than của rơm rạ cũng chỉ cung cấp được một lượng dinh dưỡng rất nhỏ cho đồng ruộng. Việc nung đốt ở nhiệt độ cao sẽ làm cho một lượng nước lớn trong đất bị bốc hơi. Nếu đốt đồng nhiều lần và lâu dài sẽ làm cho đất biến chất và trở nên chai cứng. Do vậy, đốt bỏ rơm rạ cũng có nghĩa là đã bỏ đi một lượng phân bón, chất dinh dưỡng cần thiết cho cây lúa.
Cuối cùng, việc đốt đồng còn tiêu diệt các loại côn trùng có ích, góp phần làm mất cân bằng sinh thái ruộng lúa - một trong những nguyên nhân gây bộc phát sâu bệnh trên đồng ruộng, buộc bà con nông dân phải sử dụng một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ, khiến chi phí sản xuất lúa cao.
Sử dụng chế phẩm EMIC để tái sử dụng các nguồn hữu cơ trên làm phân hữu cơ vi sinh.  Phân hữu cơ vi sinh sẽ cải tạo đất. Thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn nhằm giải quyết thách thức giữa phát triển kinh tế (nhờ tiết kiệm chi phí sản xuất khi tận dụng lại chất thải, tăng chất lượng sản phẩm) và bảo vệ môi trường (thay thế phân hóa học, cải tạo đất nông nghiệp, giảm mùi hôi thối) góp phần giảm thiểu phát thải khí nhà kính chống biến đổi khí hậu. Như vậy doanh nghiệp sẽ là một mắt xích trong lời giải của nền kinh tế tuần hoàn quốc gia giúp khách hàng nâng cao tính cạnh tranh trong sản xuất và thương mại hóa sản phẩm.
Chế phẩm vi sinh xử lý chất thải hữu cơ EMIC là sản phẩm nghiên cứu của tác giả ThS. Lê Đình Duẩn thông qua các đề tài nghiên cứu luận án thạc sỹ, các nghiên cứu tại công ty, các dự án sản xuất thử nghiệm đã tập hợp được bộ chủng vi sinh vật hữu hiệu dùng trong sản xuất chế phẩm EMIC.
Bên cạnh đó, trong quá trình ủ phân hữu cơ dùng EMIC trên phế phụ phẩm nông nghiệp sẽ tạo ra một lượng nhiệt xung quanh đống ủ, có thể sử dụng để sưởi ấm gia súc gia cầm, tránh rét. Biện pháp sử dụng kết hợp che chắn sẽ tạo hiệu quả lớn.
Chế phẩm vi sinh EMIC cải tạo đất trồng thay vì vắt kiệt đất, ngăn chặn lãng phí nguồn carbon hữu cơ, chấm dứt ô nhiễm môi trường do đốt bỏ phế phụ phẩm nông nghiệp, giảm chi phí sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nhà nông.
Mục tiêu chung: Để nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường nông nghiệp nông thôn, MITECOM đã phối hợp với Đoàn Thanh niên Bộ KH&CN lên kế hoạch thực hiện chương trình: “Tập huấn và hướng dẫn cách sử dụng chế phẩm EMIC trong việc tái sử dụng chất thải nông nghiệp thành phân ủ dùng trong canh tác nông nghiệp hữu cơ” tại 5 tỉnh. Trong đó địa điểm tập huấn và hướng dẫn cho người dân do Đoàn bộ lựa chọn, MITECOM sẽ hỗ trợ toàn bộ kinh phí cho Chương trình, hỗ trợ cho Thanh niên Đoàn tại các tỉnh mô hình làm kinh tế bền vững, thông qua đó vừa là kênh tiếp cận với bà con vùng sâu, vùng xa.
Mục tiêu cụ thể: 
   -  Tổ chức 10 lớp tập huấn, tại 5 tỉnh, cho 800 học viên, cấp phát 3.200 gói chế phẩm EMIC, trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 8/2021
   -  Xử lý 1.600 tấn phế phụ phẩm nông nghiệp
   -  Tạo ra 1.200  tấn phân ủ hữu cơ vi sinh
   -  Giảm 1.300 tấn CO2 và 140 tấn CO
   -  Tăng năng suất cây trồng  20 – 30%
   -  Giảm chi phí sản xuất nông nghiệp 25 -30%
   -  Giảm 50 – 60%  gia súc gia cầm chết rét mỗi năm